1 .Chuẩn bị nhà trồng nấm
– Ẩm kế: đo độ ẩm: 1 Chiếc
– Giấy quỳ: đo độ PH: 1 cuộn
– Nhiệt kế: đo nhiệt độ: 1 Chiếc
– Cân đồng hồ: 1 Chiếc
– Bình phun sương: 1 Chiếc
– Dây vòi hoa sen: 1 Chiếc
– Rổ hoặc khay nhựa kích thức 30 x40 cm: 2-3 chiếc
– Lưới lan (Lưới đen): 200m
– Túi nilong kích thước 19 x 35cm: 5kg (130chiếc /1 kg)
– Dây nilong: 1kg
– Dây chun: 0,5kg
– Lá chuối khô xé nhỏ hoặc rơm khô sạch để làm mô áo (được hấp ở nhiệt độ 100 oC trong 10 phút để tiệt trùng)
– Bã chuối tươi: 1 tấn.
– Bã chuối khô chưa nghiền: 50kg
– Bã chuối khô đã nghiền: 50kg
– Vôi bột 7-10kg
– Meo nấm rơm: Mua 15 kg (12-15 kg/ 1tấn nguyên liệu. Giá 26.000đ/1 kg tại Trung tâm nấm ăn và nấm dược liệu – Học viện NN, Trâu quỳ, Gia Lâm, HN)
– Meo Nấm sò: Mua 2-3 kg (12- 15kg/1 tấn nguyên liệu. 50 kg nguyên liệu cần mua 0,75kg meo nấm sò giống, giá 26.000đ/1kg)
KỸ THUẬT TRỒNG
`1. Cách ủ bã chuối
Trước khi ủ cần xử lý nước vôi nhằm mục đích khử khuẩn, diệt nấm tạp, tạo độ PH từ 6,5 – 7.
Thời gian ủ 5-6 ngày
1.1. Bã chuối khô
Cắt bã chuối thành các khúc nhỏ trước (khoảng 5-10cm) sau đó mới tiến hành ủ nước vôi. Nguyên liệu được nhúng vào nước vôi 3%, (pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước). Ngâm vừa đủ ngập. Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước, chất thành đống. Cần dậm nhẹ cho dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Lưu ý: Nếu là bã chuối khô đã nghiền nhỏ như mùn cưa, không cần ngâm mà tưới nước vôi 3% cho đủ ướt khi nắm chặt nguyên liệu trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Sau khi chất đống, 2-3 ngày trở nguyên liệu một lần. Nếu quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi 3% tưới vừa đủ.
Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống ủ. Thấy đủ ướt, khi nắm chặt nguyên liệu trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nguyên liệu đã đủ điều kiện để trồng nấm phải đạt yêu cầu: mềm hẳn, có màu vàng sáng, mùi thơm đặc trưng khi lên men.
Kiểm tra độ ẩm bã chuối, nếu đạt 70 -75% là được, chưa đạt thì dùng nước vôi 3% phun đều để độ PH trong bã chuối đạt 7 -7,5. Nếu bã ướt > 75%, độ PH dưới 7 thì trộn vôi bột vào đảo đều bã chuối. Sau khi chất đống 2-3 ngày, trở bã một lần, đến ngày thứ 6 thì kiểm tra lại độ ẩm và độ PH để điều chỉnh về tiêu chuẩn (độ ẩm 70 – 75%, PH 7-7,5).
Sàn nhà và dụng cụ trồng nấm phải khử trùng trước khi triển khai công việc từ 2-3 ngày:
Rắc trực tiếp vôi bột xuống nền nhà, hoặc có thể hòa nước vôi 3% phun vào nền nhà và các bề mặt khuôn giàn, dụng cụ trồng nấm.
Cách 1: Trồng nấm rơm trên giàn
Bước 1: Chất mô bã chuối lên khuôn giàn, cấy meo nấm giống
Bã chuối sau khi ủ được trải lên khuôn giàn dày 10-12 cm. Cấy một lớp meo giống viền xung quanh, cách mép khuôn 6-7 cm. Tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp. Lớp trên cùng trải rộng đều khắp meo nấm trên bề mặt. Mỗi lớp meo giống cấy xong dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh đống mô. Sau khi chất mô xong cần phủ một lớp áo mô (lớp thứ 4) bằng một lớp rơm mỏng hoặc lá chuối đã được hấp tiệt trùng để giữ ẩm mặt giàn mô nấm.
Bước 2: Chăm sóc đống mô nấm
Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm bã ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa.
Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
+ Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, mô áo thiếu nước cần dùng vòi sen tưới cho mô nấm nhẹ nhàng. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu mô nấm chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm mô áo bị ướt thay mô áo khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.
+ Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều ánh sáng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.
Sau khi chất mô nấm được 5-8 ngày, dỡ lớp áo mô ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
Với nấm rơm trong bịch người trồng cần phải quan sát những đặc điểm của môi trường phát triển của nấm như không gian, độ ẩm, nhiệt độ. Luôn giữ môi trường ở nhiệt độ 32-35o C. độ ẩm mô từ 70-75%, độ ẩm không khí bão hòa từ 90-100%.
Lưu ý: Nên sử dụng vòi sen hoặc bình phun dưới dạng sương. Nước được sử dụng để tưới phải là nước sạch, không bị nhiễm tạp chất. Tùy thuộc vào độ ẩm của không gian và bịch nấm mà nên tưới nước cho nấm bao nhiêu lần / một ngày là vừa.
Bước 5: Thu hoạch nấm
Sau khi ủ rơm từ 10- 14 ngày là có thể thu hoạch được nấm, nấm nở rộ từ ngày 12-15 sau đó khoảng 7-8 ngày nấm lại ra đợt 2 có thể thu hái trong khoảng từ 3 đến 4 ngày, thì kết thúc đợt trồng nấm (kéo dài từ 25-30 ngày). Vào ngày hái nấm, có thể thu nấm vào lúc sáng sớm trước 6 giờ sáng và vào thời gian buổi chiều từ 14-15 giờ chiều.
Khi chọn hái nấm rơm cần lưu ý chọn những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Khi hái không được để sót chân nấm, vì chân nấm khi bị sót lại sẽ thối rữa làm hỏng các mầm nấm non bên cạnh.